Các khóa học được điều phối và giảng dạy bởi chuyên gia của dự án từ Trường Đại học Cần Thơ gồm:

  • Nguyên lý cơ sở của biến đổi khí hậu và thiên tai - 2 tín chỉ (Thạc sĩ Biến đổi Khí hậu và Quản lý Đồng bằng) / Fundamentals of climate change and natural disasters - 3 ECTS (Master of Climate change and Delta Management) 
  • Quản lý lưu vực - 2 tín chỉ (Thạc sĩ Biến đổi Khí hậu và Quản lý Đồng bằng) / Watershed management - 3 ECTS (Master of Climate change and Delta Management)
  • Mô hình hóa môi trường - 2 tín chỉ (Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường) / Environmental modelling - 3 ECTS (Master of Environment and Natural Resources Management)
  • Nguyên lý thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu - 4.5 tín chỉ (Thạc sĩ Biến đổi Khí hậu và Quản lý Đồng bằng) / Principles of Climate change mitigation and adaptation - 4.5 ECTS ( Master of Climate change and Delta Management)
  • Mô hình toán thủy văn - 2 tín chỉ (Thạc sĩ nhóm ngành Kỹ thuật) / Hydrological Modelling - 3 ECTS (Master of Engineering) 

Chi tiết nội dung bài giảng các khóa học được đính kèm trong các đường link trong bảng dưới đây:

STT Tên khóa học Đề cương học phần Link bài giảng
1 Nguyên lý cơ sở của biến đổi khí hậu và thiên tai  Link Link
2 Quản lý lưu vực  Link Link
3 Mô hình hóa môi trường  Link Link
4 Nguyên lý thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu Link Link 
5 Mô hình toán thủy văn Link Link 

SỰ KIỆN GIỚI THIỆU THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN INOWASIA

 

Ngày 19/4/2021, tại Hội trường Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên đã diễn ra buổi giới thiệu dự án “Phát triển các chương trình đào tạo sáng tạo đa cấp độ cho các chuyên ngành mới về nguồn nước ở Đông Nam Á - INOWASIA” do Ts. Nguyễn Võ Châu Ngân thực hiện với sự tham dự của gần 40 giảng viên và sinh viên.

Dự án INOWASIA huộc nhóm dự án nâng cao nguồn nhân lực cho Trường Đại học Cần Thơ được tài trợ bởi Chương trình Erasmus+ của Cộng đồng chung châu Âu. Đơn vị phụ trách dự án là Trường Đại học Girona (Tây Ban Nha); các đơn vị phối hợp bao gồm Trường Đại học Barcelona, Trường Đại học Địa Trung Hải (Tây Ban Nha), Trung tâm hỗ trợ phát triển Pháp, Trường Đại học Toulouse(Pháp), Trường Đại học quốc gia Lào, Trường Đại học Souphanouvong (Lào), Viện Công nghệ Campuchia, Trường Đại học quốc gia Battambang (Campuchia); Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, và Trường Đại học Cần Thơ (Việt Nam). Mục tiêu chính của dự án nhằm cập nhật và hiện đại hóa phương pháp giảng dạy trong lĩnh vực quản lý bền vững tài nguyên nước tại các trường đại học thành viên ở Đông Nam Á định hướng theo các tiêu chuẩn của châu Âu và quốc tế, tiệm cận với khung đào tạo Bologna của châu Âu; đồng thời mở rộng gắn kết cơ sở đào tạo và doanh nghiệp bên ngoài.

MARE- DEPLOYING WORK PACKAGE PHASE 2- September 17-19, 2020

 

The seminar “Implementing MARE project, phase 2 – Marine Coastal and Delta Substainability for Southeast Asia -MARE” was held at College of Environment and Natural resources management, Cantho University. This seminar was hosted by College of Environment and Natural resources management, Cantho University and Ho Chi Minh City University of Natural Resources and Environment- HCMUNRE. The seminar took place for 3 days from September 17-19, 2020.

Mode of seminar included live and online via zoom software. Attendees come from five partnerships from CTU, HCMUNRE, VNIO (live mode), VMU and MCD (online mode) using zoom software.
– HCMUNRE: Nguyen Thi Van Ha, Le Thi Kim Thoa, Tran Thi Kim.
– VNIO: Phan Minh Thu, Huynh Minh Sang, Bui Hong Long.
– CTU: Le Anh Tuan, Nguyen Hieu Trung, Nguyen Dinh Giang Nam, Lam Van Thinh, Van Pham Dang Tri, Vo Quoc Thanh, Tran Van Ty, Huynh Vuong Thu Minh.
– VMU: Tran The Nam, Pham Tien Dung, Dao Van Tuan, Tran Duc Phu, Dinh Thi Thuy Hang, Duong Phan Anh, Quan Thi Minh Hien, Hoang Thi Khanh Huyen.
– MCD: Ho Thi Yen Thu.

Hợp tác thúc đẩy phát triển bền vững vùng ven biển và đồng bằng khu vực Đông Nam Á (gọi tắt là Dự án MARE) – 2020-2023

  1. Mục tiêu dự án

 

Mục tiêu của dự án là phát triển các chương trình đào tạo thích ứng với nhu cầu nhà tuyển dụng lao động và các chương trình đào tạo quốc tế nhằm hỗ trợ quản lý và quản trị vùng bờ biển ở một quốc gia hay các vùng biển xuyên quốc gia như Malaysia và Việt Nam. Mặc dù có thể hầu hết các công trình nghiên cứu và giảng dạy đã tồn tại trước đó, tuy nhiên cũng rất cần thiết xây dựng khung chương trình và tích hợp chúng lại nhằm hỗ trợ giảng viên, người học những công cụ học điện tử.

 Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề ưu tiên sau:

  • Biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
  • Xói mòn bờ biển và các vấn đề ở đồng bằng (đặc biệt Đồng bằng ở Việt Nam và Ai Cập) và an toàn hạ tầng công trình;
  • Quản lý chất thải;
  • Tài nguyên sinh vật biển, cân bằng nuôi trồng thủy sản;
  • Khai thác ven biển ven bờ và ngoài khơi, khai thác dầu khí;
  • Phát triển đô thị và du lịch;
  • Dịch vụ sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học;
  • Sinh kế bền vững, kiến thức bản địa và thực tiễn quản lý truyền thống.

Hoạt động chủ yếu sẽ tập trung vào trình độ cử nhân và thạc sĩ (sửa đổi chương trình đào tạo, phát triển các khóa học mới và hiện đại hóa các khóa học hiện có, đưa ra các ý tưởng chuyên môn mới) và giải quyết một khía cạnh trong nghiên cứu ở trình độ tiến. Hệ thống học tập hiện đại sẽ được phát triển nhằm cho phép chia sẻ và phổ biến nội dung học tập thông qua mạng lưới dự án; Các khóa học trực tuyến qua video dành cho sinh viên thạc sĩ và tiến sĩ sẽ được thí điểm và tổ chức; các khóa học trực tuyến liên quan đến các vùng nghiên cứu sẽ được lựa chọn cho từng lĩnh vực ưu tiên.

Xem thêm: Hợp tác thúc đẩy phát triển bền vững vùng ven biển và đồng bằng khu vực Đông Nam Á (MARE) –...

Ngày17 tháng 7 năm 2020, BM. Tài nguyên nước đã tổ chức lễ bảo vệ luận văn tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước khoá 42 (2016 - 2020) đợt 2.

Buổi lễ bảo vệ luận văn diễn ra tại phòng Hội trường 2, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ.

Chúc mừng các bạn sinh viên đã hoàn thành bảo vệ luận văn tốt nghiệp của mình.

Các hình ảnh trong buổi bảo vệ

Xem thêm:  Lễ bảo vệ luận văn tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước khoá 42

DỰ ÁN JICA – CTU VÀ BỘ MÔN TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐẾN THAM QUAN VÀ LÀM VIỆC TẠI SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU

 
Ngày 18/12/2019, Ông Atsushi Ishimatsu (cố vấn dự án JIAC – CTU) và PGs.Ts. Văn Phạm Đăng Trí (Bộ môn Tài nguyên nước, Phó trưởng khoa, Khoa Môi trường và TNTN, Trường ĐHCT) cùng đoàn công tác đã đến làm việc tại Trung tâm Kỹ Thuật – Công nghệ – Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau. Đại diện Trung tâm có Ông Lê Quốc Hiếu (Giám đốc Trung tâm), Ông Nguyễn Hoàng Việt (Quyền trưởng phòng quan trắc và phân tích) và một số cán bộ kỹ thuật đã đón tiếp đoàn.

Hình 1: Đoàn công tác trao đổi với đại diện Sở và Trung tâm Kỹ Thuật – Công nghệ – Quan trắc tài nguyên và môi trường thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau

Xem thêm: Dự án JICA – CTU và bộ môn Tài nguyên nước đến tham quan và làm việc tại Sở tài...

Sau khi tham gia báo cáo đề tài nghiên cứu sinh viên cấp trường năm 2018 vào ngày 19/03/2018, vừa qua, phòng Quản lý Khoa học thuộc trường Đại học Cần Thơ đã công bố danh sách các đề tài được duyệt và cấp kinh phí để thực hiện. Tiểu ban MT&TNTN có tổng cộng 27/45 đề tài được hội đồng xét duyệt, trong đó sinh viên của ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước được duyệt 7/12 đề tài.

Xem thêm: [Kết quả] Đề tài cấp trường 2018 - BM. TNN

On 26/3 - 27/3/2018, Can Tho University (CTU) and TU Delft University have organized a workshop on scoping mission of the project "Socially inclusive adaptive pathways for urbanizing Deltas" at the College of Environment and Natural Resources. This is the first phase of the project aiming at understanding key development issues in the Vietnamese Mekong Delta (VMD). Specifically, the scoping mission has five objectives:

  • Aligning project scope (including the geographical scope of the case study) and objectives
  • Discussing key hydrological, development, and inclusiveness issues in the Vietnamese Mekong Delta in general and zooming in into the case study area
  • Getting a grip of the actual condition of the case study area through a field trip
  •  In-depth discussion of the coupled hydrological-land use modeling
  •  Deciding on next steps

Xem thêm: The scoping mission in Viet Nam

Soc Trang, a coastal province of the VMD with a coastline of about 72 km, is considered to be strongly affected by sea level rise and saline intrusion. The objective of the study was to assess impacts of saline intrusion on farmer’s livelihoods and soil and water properties of different farming systems in the coast of the Soc Trang province. Individual interviews with local farmers and management staffs were done to collect data according to the sustainable livelihoods framework of the UK Department for International Development (DFID). In addition, soil and water samples were collected and analyzed according to analytical process of Houba et al (1995).

Xem thêm: The report on the “Impacts of saline intrusion on sustainable livelihoods of agro-forestry and...

Nhằm để nâng cao khả năng tiếp cận và tìm hiểu trong nghiên cứu khoa học, ngày 19/03/2018 nhóm sinh viên của ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước, Khóa 41, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên đã tham gia báo cáo đề cương đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên cấp trường năm 2018. Đây là cơ hội rất tốt để các bạn sinh viên năm 3 và năm cuối được học tập, rèn luyện và trao dồi kiến thức trong các vấn đề chuyên ngành tài nguyên nước và kỹ năng làm việc nhóm, tiếp cận thực tế cũng như khả năng giao tiếp ứng xử trong công việc sau khi ra trường. Để chuẩn bị cho báo cáo đề tài được tốt và thành công, nhóm sinh viên tham gia đã phải chuẩn bị từ trước, một số sinh viên tham gia các dự án với cán bộ trong Bộ môn, Khoa và Trường, số khác lại chủ động tìm hiểu và nhờ cán bộ hướng dẫn - đó là một tín hiệu tích cực trong phong trào nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên, đặc biệt là tại Bộ môn Tài nguyên nước.

 Sinh viên báo cáo đề tài sinh viên cấp trường của Bộ môn Kỹ thuật Tài nguyên nước

Xem thêm: NCKH 2018 cho sinh viên – Trải nghiệm và học hỏi

Thông báo

Số lượt truy cập

17978792
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
3923
16235
277267
17978792

                                                            Tên đơn vị: Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên - ĐHCT
                                                            Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
                                                            Số điện thoại: (0292) 3831068
                                                            Email: kmttntn@ctu.edu.vn