Phòng thí nghiệm Xử lý chất thải rắn

I. TỔNG QUAN

I.1 Giới thiệu

      Hiện nay, ô nhiễm chất thải rắn không những ở khu vực thành thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất mà cả ở khu vực nông thôn. Các vấn đề ô nhiễm về chất thải rắn ngày càng thu hút sự quan tâm đầu tư nghiên cứu của các nhà khoa học và những người làm công tác về bảo vệ môi trường.

      PTN Công trình Xử lý chất thải rắn được chính thức thành lập vào năm 2008 cùng với sự kiện thành lập của Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên. Đây là PTN chuyên sâu phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá thành phần rác thải làm cơ sở cho các phương án xử lý. Hiện tại, PTN Xử lý chất thải rắn được đầu tư các thiết bị từ dự án nâng cấp trường Đại học học Cần Thơ (ODA).

Vị trí PTN: Phòng số RLC 5.16 (PTN xử lí chất thải rắn) và RLC 5.17 (PTN xử lí chất thải rắn tiên tiến), thuộc tòa nhà Khu Thí Nghiệm Phức Hợp (RLC).

 I.2. Chức năng và nhiệm vụ: 
Chức năng: PTN đảm bảo hai chức năng chính là đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Đào tạo:

      PTN phục vụ đào tạo bậc đại học và cao học về phương pháp, kỹ năng phân tích và đánh giá các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải rắn nhằm hỗ trợ cho các nghiên cứu, các tính toán thiết kế trong qui trình quản lý – xử lý tổng hợp chất thải rắn.  

MSMH

Tên môn học

Tín chỉ

Trình độ

MT436

TT. Quản lý và xử lý chất thải

2

Đại học ngành QLMT

MT445

TT. Xử lý chất thải rắn và khí thải

2

Đại học ngành KTMT

MT448

TT. Công trình xử lý môi trường

2

Đại học ngành KTMT

MT507

Luận văn tốt nghiệp - KTMT

15

Đại học ngành KTMT

MT452

Tiểu luận tốt nghiệp - KTMT

6

Đại học ngành KTMT

MT459

Chuyên đề kỹ thuật tái chế chất thải

3

Đại học ngành KTMT

MTQ606

Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

2

Cao học ngành QLMT

MTK004

Chuyên đề kiểm soát và xử lý chất thải rắn

3

Cao học ngành KTMT

MKT007

Chuyên đề kiểm soát và xử lý ô nhiễm đất

3

Cao học ngành KTMT

MKT009

Chuyên đề vật liệu môi trường

3

Cao học ngành KTMT

MKT000

Luận văn tốt nghiệp

15

Cao học ngành KTMT

Nghiên cứu:

Phục vụ các hoạt động nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên trong và ngoài nước.

Nghiên cứu và đề xuất các quy trình, công nghệ xử lý rác, khí thải.

 Nhiệm vụ:

Phục vụ hoạt động thực tập môn học, và tiểu luận tốt nghiệp hoặc luận văn tốt nghiệp của sinh viên trong Trường; kể cả các sinh viên ngoài trường;

Phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy của các cán bộ trong bộ môn Kỹ thuật môi trường và các Bộ môn khác;

Phục vụ công tác nghiên cứu trong các đề tài nghiên cứu khoa học, đề án hợp tác quốc tế, ...

II. NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG
II.1 Cơ sở vật chất

      Ngoài các thiết bị chính để phân tích các chỉ tiêu của chất thải rắn, PTN còn được trang bị các mô hình thí nghiệm ủ phân compost, ủ biogas, mô hình trực quan bãi chôn lấp hợp vệ sinh để phục vụ cho việc giảng dạy thực hành cho sinh viên và học viên cao học.

 Các thiết bị chính:

Stt

Tên thiết bị

Hình ảnh

Phân tích

1

Nhiệt kế hồng ngoại

 

Nhiệt độ

2

Ẩm độ kế

 

Ẩm độ

3

Máy biogas 5000

 

Thành phần khí biogas, bãi rác

4

Lò nung

 

Tro, carbon, chất hữu cơ bay hơi

5

 

Bộ phân tích Kjeldahl

 

 

Nitơ TKN, NH3

6

Cân sấy ẩm độ

 

Ẩm độ

7

Cân phân tích

 

Khối lượng

8

Tủ sấy

 

Ẩm độ, khối lượng

9

Rây sàng

 

Kích cỡ hạt

10

Phân tích đa nguyên tố

 

Các nguyên tố hóa học

11

Máy phân tích nhiệt trị

 

Nhiệt trị

12

Máy AAS

 

Kim loại nặng

13

Lò nung 1700 độ

 

Vô cơ hóa

II.2 Khả năng phân tích

      Phương pháp xác định thành phần của chất thải rắn theo TCVN 9461:2012 (ASTM D5231-92)

II.3 Nhân lực

Cán bộ quản lí: TS. Đỗ Thị Mỹ Phượng

Điện thoại: 0919.188.834

Email: dtmphuong@ctu.edu.vn

III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
      PTN đang được đầu tư thêm các thiết bị mới trong dự án nâng cấp trường Đại học Cần Thơ (dự án ODA) nhằm từng bước nâng cao năng lực nghiên cứu lĩnh vực chất thải rắn.

Cải tiến phương pháp giảng dạy, mở rộng phạm vi nghiên cứu và phân tích cho các loại chất thải độc hại, tro thải, kim loại nặng.

Xác định thành phần hóa học một số loại chất thải nhằm thúc đẩy quá trình phân hủy sinh học.

Nghiên cứu tái chế một số loại chất thải đô thị và công nghiệp làm vật liệu mới hoặc nhiên liệu;

Áp dụng qui trình quản lý chất lượng để xây dựng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO nhằm phục vụ tốt giảng dạy và nghiên cứu.

 Các bài báo:

Tiếng Anh:

Petersen, H. I., Lassen, L., Rudra, A., Nguyen, L. X., Do, P. T. M., & Sanei, H. (2023). Carbon stability and morphotype composition of biochars from feedstocks in the Mekong Delta, Vietnam. International Journal of Coal Geology, 104233.

Loc, N. X., Tuyen, P. T. T., Mai, L. C., & Phuong, D. T. M. (2022). Chitosan-modified biochar and unmodified biochar for methyl orange: Adsorption characteristics and mechanism exploration. Toxics10(9), 500.

Do Thi My Phuong, N. T., Thao, T., & Loc, N. X. (2023). Preparing Shrimp Shell-Derived Chitosan with Rice Husk-Derived Biochar for Efficient Safranin O Removal from Aqueous Solution. Journal of Ecological Engineering24(1), 248-259.

Phuong, D. T. M., & Loc, N. X. (2022). Rice straw biochar and magnetic rice straw biochar for safranin O adsorption from aqueous solution. Water14(2), 186.

Loc, N. X., Thanh, T. D., & Phuong, D. T. M. (2022). Physicochemical properties of biochar produced from biodegradable domestic solid waste and sugarcane bagasse. International journal of recycling organic waste in agriculture.

Nguyen, L. X., Do, P. M. T., Phan, T. T. T., Nguyen, C. H., & Downes, N. K. (2022). Removal of anions PO43-and methyl orange using Fe-modified biochar derived from rice straw. Iranian Journal of Chemistry and Chemical Engineering.

Phuong, D. T. M., Loc, N., & Miyanishi, T. (2019). Efficiency of dye adsorption by biochars produced from residues of two rice varieties, Japanese Koshihikari and Vietnamese IR50404. Desalin. Water Treat165, 333-351.

Do, P. T., Ueda, T., Kose, R., Nguyen, L. X., Okayama, T., & Miyanishi, T. (2019). Properties and potential use of biochars from residues of two rice varieties, Japanese Koshihikari and Vietnamese IR50404. Journal of Material Cycles and Waste Management21, 98-106.

Nguyen, L. X., Do, P. T. M., Nguyen, C. H., Kose, R., Okayama, T., Pham, T. N., ... & Miyanishi, T. (2018). Properties of Biochars prepared from local biomass in the Mekong Delta, Vietnam. Bioresources13(4), 7325-7344.

Tiếng Việt:

Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Trường Thành, Nguyễn Hữu Lộc, Klaus Fricke, Nguyễn Trương Nhật Tân, Lê Ngọc Phúc, Nguyễn Trí Ngươn (2018). Sản xuất biogas từ lục bình và phân heo ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 55-63. NXB Nông nghiệp.

Nguyễn Lệ Phương, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Trường Thành (2019). Nitrate accumulation on leafy vegetables irrigated by the biogas effluent fed cow dung. Journal of Vietnamese Environment. Special Issue APE2019. (ISSN: 13 – 21).

Nguyễn Trường Thành, Nguyễn Hữu Chiếm, Kim Lavane (2020). Sử dụng bèo tấm (lemna minor) trong việc phát triển bền vững mô hình VACB tại nông hộ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 20. 114-121.

Nguyễn Trường Thành, Kim Lavane, Huỳnh Thị Cẩm Tiên, Trần Thanh Truyền (2021). Đánh giá chất lượng giá thể từ bùn thải sinh học phối trộn với rơm và mụn xơ dừa. Tạp chí Khoa học đất. 2. 68-73.

Nguyễn Trường Thành, Phạm Văn Toàn, Võ Quang Minh, Phạm Thanh Vũ, Phan Chí Nguyện (2021). Đánh giá thành phần rác thải nhựa trên địa bàn quận ninh kiều thành phố cần thơ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 14. 160-166. 2021

Nguyễn Công Thuận, Nguyễn Trường Thành, Huỳnh Công Khánh, Nguyễn Xuân Hoàng (2021). Thực trạng phát sinh rác thải nhựa trong trường học - nghiên cứu điển hình tại trường đại học cần thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 57. 126-137.

Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Trường Thành, Lê Hoàng Việt (2021). Định lượng dòng vật liệu có thể tái chế thu hồi trong chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 22. 3-16.

Nguyễn Trường Thành, Kim Lavane,  Nguyễn Võ Châu Ngân, Huỳnh Việt Triều, Nguyễn Văn Trí (2022). Đánh giá tình trạng sử dụng và phát thải nhựa có khả năng phân hủy sinh học tại nội thành thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 439 (2022), 75-83.

Nguyễn Trường Thành, Phan Kiều Diễm, Nguyễn Thị Hồng Điệp, Võ Quang Minh, Phạm Thanh Vũ, Phạm Văn Toàn (2022). Nhận thức của cộng đồng về rác thải nhựa ở Đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu điển hình tại Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ  Tập. 58 Số SDMD (2022) 258, 264. DOI: 10.22144/ctu.jvn.2022.212

Thông báo

Số lượt truy cập

17051554
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
1830
58805
319269
17051554

                                                            Tên đơn vị: Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên - ĐHCT
                                                            Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
                                                            Số điện thoại: (0292) 3831068
                                                            Email: kmttntn@ctu.edu.vn