Nhằm để nâng cao khả năng tiếp cận và tìm hiểu trong nghiên cứu khoa học, ngày 19/03/2018 nhóm sinh viên của ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước, Khóa 41, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên đã tham gia báo cáo đề cương đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên cấp trường năm 2018. Đây là cơ hội rất tốt để các bạn sinh viên năm 3 và năm cuối được học tập, rèn luyện và trao dồi kiến thức trong các vấn đề chuyên ngành tài nguyên nước và kỹ năng làm việc nhóm, tiếp cận thực tế cũng như khả năng giao tiếp ứng xử trong công việc sau khi ra trường. Để chuẩn bị cho báo cáo đề tài được tốt và thành công, nhóm sinh viên tham gia đã phải chuẩn bị từ trước, một số sinh viên tham gia các dự án với cán bộ trong Bộ môn, Khoa và Trường, số khác lại chủ động tìm hiểu và nhờ cán bộ hướng dẫn - đó là một tín hiệu tích cực trong phong trào nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên, đặc biệt là tại Bộ môn Tài nguyên nước.

 Sinh viên báo cáo đề tài sinh viên cấp trường của Bộ môn Kỹ thuật Tài nguyên nước

Nhóm sinh viên tham gia báo cáo gồm 12 đề tài, nội dung đề tài của các bạn xoay quanh về động thái nguồn tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long trước những nguy cơ và thách thức của diễn biến bất thường từ biến đổi khí hậu ở hiện tại và tương lai cũng như sự thay đổi về sử dụng đất đai, các chính sách phát triển nông nghiệp và quản lý tài nguyên nước….

Sau khi đề tài được hội đồng khoa học đánh giá, các đề tài bắt đầu thực hiện nghiên cứu của mình với kinh phí hỗ trợ từ trường Đại Học Cần Thơ, nếu được xét duyệt.


Một bạn sinh viên nữ của ngành đang báo cáo về đề tài “Ứng dụng khung DPSIR đánh giá sự thay đổi nguồn nước đến kinh tế và xã hội ở vùng ngập lũ”.

  • Danh mục các sinh viên tham gia thực hiện đề tài cấp trường
    của Bộ môn Kỹ thuật Tài nguyên nước.

STT

Tên đề tài

Lĩnh vực ưu tiên

SV chủ nhiệm

CBHD

Mục tiêu

Nội dung chính

Sản phẩm

1.        

Ứng dụng mô hình toán một chiều đánh giá và dự báo xâm nhập mặn trong hệ thống thuỷ lợi Nam Mang Thít

Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Nguyễn Lê Thủy Tiên

Mssv B1506073

MT15U2A2

PGs. TS. Văn Phạm Đăng Trí

 

Ứng dụng mô hình toán thuỷ lực một chiều đánh giá và dự báo xâm nhập mặn trong hệ thống kênh thuỷ lợi Nam Mang Thít, tỉnh Trà Vinh

Xác định hiện trạng và cơ chế vận hành hệ thống kênh thuỷ lợi Nam Mang Thít

Ứng dụng và vận hành mô hình MIKE11, được hiệu chỉnh và kiểm định phù hợp

Đánh giá xâm nhập mặn theo kịch bản BĐKH 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Báo cáo khoa học

Bài báo khoa học gửi đăng

2.        

Đánh giá chuyển đổi mô hình canh tác dưới tác động thay đổi động thái tài nguyên nước tại vùng ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh trong điều kiện BĐKH

Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

-        Đoàn Văn Toàn

-        MSSV: B1506028

-        Ngành Kĩ Thuật Tài Nguyên Nước K41

PGS. TS. Lê Tấn Lợi

 

Đánh giá sự chuyển đổi mô hình canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015 đến 2017

Ứng dụng phần mền QGIS

xử lý số liệu và đánh giá dựa vào khung DPSIR

Thấy rỏ sự thay đổi động thái tài nguyên nước và mô hình canh tác

Đánh giá được tác động tài nguyên nước đã làm thay đổi mô hình canh tác

Báo cáo khoa học

Bài báo khoa học gửi đăng

3.        

Đánh giá tác động của hệ thống công trình thủy đến việc chuyển đổi mô hình canh tác nông nghiệp tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Nguyễn Thanh Quân, B1506019 lớp Kỹ thuật Tài nguyên nước, Khóa 41

Ths. Trần Thị Lệ Hằng

Đánh giá tác động của hệ thống công trình thủy đến việc chuyển đổi các mô hình tác nông nghiệp tại vùng ven biển huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh trước sự thay đổi của động thái tài nguyên nước ở hiện tại và trong tương lai.

Nội dung 1: Khảo sát khu vực nghiên cứu, thu thập số liệu, xác định lại hiện trạng hệ thống công trình thủy và các mô hình canh tác chính tại địa phương qua các năm.

Nội dung 2: Xây dựng khung đánh giá tổng hợp DPSIR (Driving Forces – Pressure – State – Impact – Response) đánh giá tác động của hệ thống công trình thủy lợi đến việc chuyển đổi các mô hình canh tác tại vùng nghiên cứu.

Bài báo kết quả cho hội đồng xét duyệt.

Bài báo khoa học được đăng trên tạp chí

 

4.        

Ứng dụng khung DPSIR đánh giá sự thay đổi nguồn nước đến kinh tế và xã hội ở vùng ngập lũ.

Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Hà Huỳnh Dư, B1505998 lớp Kỹ thuật Tài nguyên nước, Khóa 41

Ths., NCS. Hồng Minh Hoàng

 

Đánh giá hệ thống về tác động của việc thay đổi nguồn nước đến kinh tế, xã hội của người dân ở vùng ngập lũ nhằm hỗ trợ đề xuất các giải pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực cũng như thích ứng với những thay đổi trong tương lai.

 

Nội dung 1 Xây dựng đề cương chi tiết thuyết minh được duyệt

Nội dung 2  Khảo sát khu vực nghiên cứu, thu thập số liệu, xác định lại hiện trạng nguồn nước và tình hình sản xuất nông nghiệp, sinh kế của người dân qua các năm từ năm 2011 đến năm 2016.

Nội dung 3: Xây dựng khung đánh giá tổng hợp DPSIR (Driving Forces – Pressure – State – Impact – Response) đánh giá tác động sự thay đổi nguồn nước đến kinh tế và xã hội cuira người dân ở vùng ngập lũ.

Bài báo được đăng trên tạp chí thuộc danh mục tạp chí khoa học chuyên ngành được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận. Với nội dung về Ứng dụng khung DPSIR đánh giá sự thay đổi nguồn nước đến kinh tế và xã hội vùng ngập lũ.

5.        

Đánh giá thực trạng sử dụng nước dưới đất của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển Trà Vinh trong điều kiện biến đổi khí hậu

Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Mai Thanh Đầy (B1505999, MT15U2A1)

Ts. Thái Hữu Nhân

Đánh giá thực trạng sử dụng nước dưới đất của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở khu vực Trà Cú và xã Ngũ Lạc huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh trong điều kiện BĐKH.

- Tìm hiểu và thu thập thông về đối tượng và khu vực nghiên cứu.

- Xây dựng phiếu khảo sát.

- Khảo sát, thu thập số liệu.

- Xử lý số liệu và đưa vào phần mềm SPSS và xử lý lần 2.

- Tổng hợp viết báo cáo và báo cáo tổng hợp.

- Sản phẩm khoa học: Báo cáo khoa học

- Sản phẩm ứng dụng: Số liệu từ báo cáo được lưu lại trong thư viện của các sở ban ngành chuyên môn

6.        

Đánh giá hiệu quả mô phỏng nhu cầu nước tưới của mô hình CropWat cho cây đậu phộng tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

 

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, thủy sản và môi trường

Lê Long Hồ, B1506001, lớp Kỹ thuật Tài nguyên nước, Khóa 41

Ts. Nguyễn Hồng Tín

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng tiết kiệm nước tưới trong canh tác màu. Từ đó, làm cơ sở khuyến khích người dân áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm tác động đến nguồn tài nguyên nước dưới đất tại khu vực NC

Nội dung 1: Xác định lượng nước tối ưu cho cây đậu phộng qua mô hình CropWat 8.0.

Nội dung 2: Xác định nhu cầu nước cần thiết của cây đậu phộng qua mô hình thực nghiệm áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước.

Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả mô phỏng của mô hình Cropwat trong việc mô phỏng nhu cầu nước tưới cho cây trồng, hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình canh tác khi áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước.

Bài báo được đăng trên tạp chí trong nước

Với nội dung về so sánh hiệu quả giữa mô hình canh tác màu tưới theo truyền thống và có ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước với các chỉ tiêu về kỹ thuật, công lao động, hiệu quả kinh tế.

 

Thông báo

Số lượt truy cập

17157571
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
13177
164822
425286
17157571

                                                            Tên đơn vị: Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên - ĐHCT
                                                            Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
                                                            Số điện thoại: (0292) 3831068
                                                            Email: kmttntn@ctu.edu.vn