GIỚI THIỆU

1. Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học   

Nhiệm vụ chính của Bộ môn Tài nguyên Nước bao gồm:

  • Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học và cao học thuộc chuyên ngành Quản lý Tài Nguyên Thiên Nhiên và Môi trường; 
  • Thực hiện các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng cũng như chuyển giao công nghệ trong một số lĩnh vực, bao phần(i) Quy hoạch bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, (ii) Quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên dựa trên cơ sở cộng đồng, (iii) Đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường, và (iv) Ứng dụng mô hình toán (HEC-RAS, ISIS, Mike), hệ thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám trong công tác quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên hướng đến sự phát triển bền vững ở ĐBSCL.

2. Phương hướng hoạt động - chuyển giao công nghệ - hợp tác quốc tế    

- Phương hướng hoạt động

  • Cập nhật lại bản đồ phân vùng quản lý tài nguyên nước ở các cấp tỉ lệ không gian khác nhau (ví dụ: Cấp đồng bằng, cấp tỉnh…) dựa trên những của nguồn tài nguyên nước mặt dưới tác động của sự thay đổi về điều kiện thủy văn, cơ sở hạ tầng thủy lợi và hiện trạng sử dụng đất đai. Kết quả đạt được sẽ góp phần quan trọng cho các quy hoạch phát triển ngành cũng như quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL dưới áp lực của phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • Đánh giá tác động của thay đổi sử dụng nước thượng nguồn và nước biển dâng lên đặc tính ngập lũ và xâm nhập mặn ĐBSCL: Do đặc tính phức tạp của hệ thống sông ngòi và các công trình thủy lợi, đặc tính dòng chảy của vùng ĐBSCL rất phức tạp nên việc sử dụng mô hình toán để giải đoán những thay đổi có thể có trong tương lai với những giả định về phát triển kinh tế-xã hội và điều kiện môi trường là rất cần thiết. Kết quả từ những nghiên cứu này sẽ góp phần hỗ trợ cho chính quyền các cấp trong công tác quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL.
  • Chi tiết hóa và hiệu chỉnh các kịch bản BĐKH của IPCC [1] (Ủy ban của Liên hiệp Quốc về BĐKH) cho vùng ĐBSCL: Bên cạnh tác động của nguồn tài nguyên nước mặt, hoạt động nông nghiệp và thủy sản ở ĐBSCL cũng còn chịu tác động rất lớn bởi nguồn tài nguyên nước mưa. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, mưa được dự báo là sẽ thay đổi đáng kể cả theo không gian và thời gian.
  • Quan trắc thay đổi độ mặn nước mặt các tỉnh ĐBSCL trên cơ sở cộng đồng: Quản lý nguồn tài nguyên nước với sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội giúp nâng cao nhận thức của người dân về sự thay đổi đang diễn ra của nguồn tài nguyên nước mặt; tạo lập một hệ thống cơ sở dữ liệu phong phú để đánh giá sự thay đổi của đặc tính thủy văn và chất lượng nước theo thời gian; cung cấp thông tin sớm, thông qua trang WEBGIS, để giúp người dân hạn chế tác động tiêu cực của sự thay đổi này.
  • Đánh giá tác động của công tác quản lý thủy lợi nội đồng và sự thay đổi của điều kiện thủy văn địa phương lên năng suất cây trồng: Nghiên cứu áp dụng công cụ mô hình để mô phỏng tác động của nguồn nước đến năng suất cây trồng. Trên cơ sở đó, đánh giá sự suy giảm sản lượng của toàn vùng khi có các rủi ro về nước như hạn hán, ngập lụt, xâm nhập mặn, hay thay đổi quy trình quản lý nước. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các mô hình canh tác, cách thức canh tác hoặc chuyển đổi lịch thời vụ cho phù hợp với đặc tính thủy văn trong tương lai dưới tác động của BĐKH.
  • Đánh giá tác động của nguồn tài nguyên nước lên sự thay đổi hệ thống canh tác và điều kiện kinh tế-xã hội ở các địa phương khác nhau ở ĐBSCL: Kiến thức của người dân địa phương là rất quan trọng vì có thể đánh giá được tác động của sự thay đổi các hệ thống canh tác dưới tác động của thay đổi tài nguyên nước và điều kiện kinh tế-xã hội; đánh giá được năng lực thích ứng của cộng đồng địa phương dưới tác động của sự thay đổi điều kiện tự nhiên. Do vậy, những nghiên cứu này được thực hiện nhằm thu thập và chia sẻ thông tin với người dân địa phương, hỗ trợ người dân trong việc thích ứng các hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
  • Nghiên cứu quản lý nước đô thị bền vững để thích ứng với BĐKH: Đô thị phát triển là động lực cho phát triển của ĐBSCL; tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng đã dẫn đến một số tác động tiêu cực, trong đó vấn đề đang được chính quyền và người dân đang sinh sống tại các vùng đô thị ở ĐBSCL quan tâm đó là tình trạng ngập lụt đô thị và nhu cầu nước sạch.

[1] IPCC. 2007. Climate change 2007: The physical science basis. Contribution of working group I to the fourth assessment report of the intergovernmental panel on climate change. Solomon, S., Qin, D., Manning, M., Chen, Z., Marquis, M., Averyt, K.B., Tignor, M. & Miller, H.L. (eds). Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA. 996 pp.

- Chuyển giao công nghệ

BM TNN khi được thành lập có thể chuyển giao những thành tựu khoa học – kỹ thuật đạt được thông qua các dự án nghiên cứu hợp tác quốc tế và nghiên cứu hợp tác trực tiếp với các tỉnh trong khu vực. Một số sản phẩm khoa học công nghệ có thể được chuyên giao như:

  • Quy trình kỹ thuật đánh giá công tác thiết kế và xây dựng công trình khai thác tài nguyên nước.
  • Qui trình quản lý tổng hợp vùng ven biển.
  • Kỹ thuật quan trắc nước dưới đất.
  • Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên nước.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước.
  • Mô hình toán đánh giá hiện trạng tài nguyên nước và biến động của nguồn tài nguyên nước trong tương lai dưới tác động của: (i) Thay đổi về điều kiện thủy văn và nhu cầu sử dụng nước tại địa phương; (ii) Biến đổi khí hậu và nước biển dâng; và, (iii) phát triển kinh tế - xã hội của vùng và khu vực.
  • Biện pháp bảo vệ môi trường nước, quản lý nước cấp và nước thải.
  • Khôi phục nguồn tài nguyên nước (bị suy thoái).

Hợp tác quốc tế

  • Tiếp tục đẩy mạnh các dự án nghiên cứu hợp tác về tài nguyên nước đối với các viện nghiên cứu và trường đại học trong và ngoài nước.Một số đối tác quan trọng trong hiện tại bao gồm:
  • Trong nước: Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam, Viện Quy Hoạch Thủy Lợi Miền Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng.
  • Quốc tế: Các viện / trường ở các quốc gia Châu Âu (Hà Lan, Bỉ, Đức, Đan Mạch,…), Châu Á (Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Philippines, Nhật bản, Hàn Quốc, Campuchia, Đài Loan…), Châu Mĩ (Hoa Kỳ), và Châu Đại dương (Australia).

Mọi chi tiết xin liên hệ

  • TS. Nguyễn Đình Giang Nam, trưởng Bộ Môn
  • Email: ndgnam@ctu.edu.vn
  • Điện thoại: 0918 166 670

 Poster

Thông báo

Số lượt truy cập

17978812
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
3943
16255
277287
17978812

                                                            Tên đơn vị: Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên - ĐHCT
                                                            Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
                                                            Số điện thoại: (0292) 3831068
                                                            Email: kmttntn@ctu.edu.vn