Bộ môn Tài nguyên đất đai được thành lập từ Bộ môn Khoa học đất và Quản lý đất đai thuộc Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, trên cơ sở của Bộ môn Nông Hoá Thổ Nhưỡng thuộc Khoa Trồng Trọt cũ được thành lập năm 1976. Từ năm 2010, bộ môn được sáp nhập vào khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên. Ðội ngũ giảng viên có trình độ cao, phần lớn được đào tạo sau đại học ngoài nước, có nhiều kinh nghiệm thực tế, có quan hệ tốt trong hợp tác và chuyển giao các kiến thức khoa học cho địa phương, và tham gia thực hiện nhiều chương trình hợp tác quốc tế.

Bộ môn hiện có 19 cán bộ với 2 tổ chuyên môn và 2 phòng thí nghiệm:

- Tổ Mô phỏng, dự báo, đánh giá, quản lý và khai thác tài nguyên đất đai gồm có 11 cán bộ: (1 Giáo sư, 3 P.Gíáo Sư, 2 Tiến sĩ, 1 Nghiên cứu sinh, 2 Thạc sĩ, 2 Đại học )

- Tổ Đánh giá - Qui hoạch sử dụng tài nguyên đất đai – Bất động sản gồm có 7 cán bộ: (1 Giáo sư, 2 P.Giáo Sư, 1 Nghiên cứu sinh, 3 thạc sĩ)


- Phòng thí nghiệm GIS Viễn Thám

- Phòng thí nghiệm Tài nguyên đất đai.

A. Công tác giảng dạy
Bộ môn trực tiếp quản lý và đào tạo kỹ sư ngành đại học Quản Lý Đất ĐaiLâm Sinh; bậc cao học ngành Quản lý Đất Đai.
B. Công tác nghiên cứu khoa học
Để phục vụ cho công tác giảng dạy và phục vụ sản xuất, bộ môn chú trọng nghiên cứu trên các lĩnh vực:

- Quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên đất đai

- Đánh giá, quy hoạch sử dụng đất đai, đô thị, nông thôn.

- Phân tích thẩm định giá, thị trường bất động sản.

- Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước, rừng ngập mặn.

- Hình thái, vi hình thái, phân loại đất và độ phì đất.

- Các ứng dụng công nghệ thông tin, GIS, GPS, ảnh viễn thám, trong các lĩnh vực quản lý, đánh giá tài nguyên đất đai, môi trường, địa chính, đô thị, nông thôn, quy họach sử dụng đất đai, và các ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch

 

C. Quan hệ hợp tác
Có mối quan hệ truyền thống với các đơn vị Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp PTNT, Sở Khoa học &  công nghệ, Sở Xây dựng thuộc các tỉnh ở ĐBSCL, cũng như các phòng chuyên ngành có liên quan ở các quận huyện và các Viện, Trường trong nước. Đối với các đơn vị ngoài nước: Trường đại học Wageningen (Hà lan); Viện Kỹ thuật Châu Á-AIT (Thái lan), Trung tâm viễn thám và xử lý ảnh-CRISP (Singapore), Trung tâm Viễn thám và  nghiên cứu không gian-CSRSR (Đài loan); Viện nghiên cứu lúa quốc tế-IRRI (Philippines).
D. Trang thiết bị
  Bộ môn Tài nguyên đất đai đầu tư khai thác các phòng thí nghiệm được trang bị với các máy móc hiện đại. Bao gồm:
- Phòng thí nghiêm GIS/Viễn thám/Bản đồ/Đo đạc
- Phòng thí nghiệm tài nguyên đất đai (dự kiến)
E. Các chuyên ngành đào tạo

1. Chuyên ngành Quản Lý Đất Đai
Ngành Quản Lý Ðất Ðai được thành lập từ năm học 1996-1997, đào tạo kỷ sư chuyên ngành Quản Lý Đất Đai, Sinh viên được tuyển từ khối A, thời gian đào tạo là 4 năm.
Mục tiêu đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp
- Đào tạo kỹ sư ngành Quản Lý Đất Đai, có khả năng nghiên cứu, có năng lực tự học và nghiên cứu để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức trong ngành quản lý đất đai nhằm thích ứng với nhu cầu phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL;
- Có năng lực trong công tác quản lý đất đai; thực hiện các quy trình quản lý, quy hoạch sử dụng đất đai, đặc biệt trong lĩnh vực địa chính như đo đạc, bản đồ địa chính, hệ thống thông tin địa lý, viễn thám, pháp luật và thanh tra đất đai.
- Có khả năng nghiên cứu, vận dụng các kiến thức cơ bản và chuyên ngành, các kỹ năng và sự phát triển của công nghệ thông tin, phân tích, nghiên cứu địa chính, quản lý và khai thác tài nguyên, quy hoạch và sử dụng đất một cách có hiệu quả nhất vào sự phát triển của ĐBSCL

2. Chuyên ngành Lâm Sinh
Ngành học Lâm Sinh nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, có kiến thức chuyên môn để phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu và phát triển hệ sinh thái lâm sinh vùng đồng bằng nói riêng và môi trường nói chung. Sinh viên được tuyển từ khối B, thời gian đào tạo là 4 năm
Mục tiêu đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp
- Kỹ sư chuyên ngành Lâm Sinh có trình độ chuyên môn trong nghiên cứu, quản lý, bảo tồn và sử dụng hệ sinh thái rừng ngập nước vùng Đồng Bằng, có kiến thức cơ bản và thực tế về hệ sinh thái rừng và rừng ngập nước kết hợp tài nguyên ven biển vùng ĐBSCL nói riêng.
- Sinh viên được trang bị kiến thức về sinh lý, sinh thái, phân loại thực, động vật và sự đa dạng sinh học, luật lâm nghiệp, phương pháp quản lý, bảo tồn và cải thiện hệ sinh thái rừng, khai thác và chế biến các sản phẩm rừng. Ngoài ra còn được cung cấp thêm kiến thức các chuyên ngành có liên quan để phục vụ cho công tác nghiên cứu và quản lý hệ sinh thái rừng như đánh giá đất, quy hoạch sử dụng đất, GIS-Viễn thám, mô hình hoá..

   
3. Cao học Quản Lý Đất Đai
Yêu cầu nâng cao kiến thức chuyên môn của các cán bộ địa phương ngày càng lớn; đặc biệt là về các lĩnh vực chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp nên hiện trạng sử dụng đất có sự chuyển biến khá rõ rệt theo hướng đa dạng hoá, chuyên môn hoá sản xuất. Sự chuyển đổi này đã ảnh hưởng đến quá trình quản lý và khai thác nguồn tài nguyên đất đai, đòi hỏi cán bộ địa phương phải thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai và áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ để có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý đất đai đựơc nhanh chóng và hiệu quả. Vì thế, đào tạo cao học ngành Quản lý đất đai là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Việc đào tao Thạc sĩ ngành Quản lý Đất đai sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho cả nước nói chung và cho ĐBSCL nói riêng, cũng như trước nhu cầu và tốc độ phát triển của đô thị, nông thôn đòi hỏi cán bộ có trình độ sau đại học để hỗ trợ cho công tác quản lý đất đai hiện nay và trong tương lai
Mục tiêu: Đào tạo thạc sĩ Quản lý đất đai nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực trong công tác Quản lý đất đai; có kiến thức sâu rộng, có khả năng phụ trách các nhiệm vụ quản lý, nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức vào thực tế một cách có hiệu quả trong điều kiện của ĐBSCL.
Thi tuyển: Ngành đại học đúng: Quản lý Đất đai, Ngành phù hợp: Khoa học Đất. Ngành gần: Trồng trọt, Nông học, Môi trường, Quản lý môi trường, Tin học, Luật, Phát triển nông thôn.
Môn thi: Ngoại ngữ, Toán thống kê, Trắc địa


4. Tiến sĩ Quản Lý Đất Đai

Từ năm 2015, bộ môn Tài nguyên đất đai phụ trách Đào tạo Tiến sĩ Quản lý đất đai nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực trong công tác quản lý đất đai, có kiến thức chuyên sâu đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào thực tế một cách có hiệu quả trong điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của ĐBSCL.



Đia chỉ liên hệ:
Bộ môn Tài nguyên đất đai
Khoa Môi Trường & Tài nguyên thiên nhiên, Ðại học Cần thơ
Ðường 3/2, Quận Ninh Kiều, TP Cần thơ
ÐT: 0292-3831005 Fax : 0292-3831068
Email: vqminh@ctu.edu.vn


http://www.youtube.com/watch?v=2RNoAYIdnCs&feature=youtu.be

ResearchGate TNĐĐ

Thông báo

Số lượt truy cập

17053406
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
3682
60657
321121
17053406

                                                            Tên đơn vị: Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên - ĐHCT
                                                            Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
                                                            Số điện thoại: (0292) 3831068
                                                            Email: kmttntn@ctu.edu.vn