PHÒNG THÍ NGHIỆM QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Environmental Management Lab

 

  • GIỚI THIỆU

Phòng thí nghiệm (PTN) Quản lý môi trường được thành lập theo Quyết định số 1805/QĐ-ĐHCT ngày 27/5/2016.  Đây là phòng thí nghiệm chuyên ngành phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu. Phòng thí nghiệm hoạt động thường xuyên tạo điều kiện cho học viên, sinh viên thực hành, thí nghiệm để củng cố lý thuyết, hỗ trợ các học phần chuyên ngành và phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học ở cán bộ, sinh viên.

  • NHÂN LỰC

 Trưởng phòng thí nghiệm: TS. Nguyễn Thanh Giao

 Email liên hệ: ntgiao@ctu.edu.vn

  • TRANG THIẾT BỊ CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM

Phòng thí nghiệm có đủ các thiết bị, dụng cụ chuyên ngành. Đồng thời phối hợp với các phòng thí nghiệm khác trong khoa để đảm bảo đầy đủ phục vụ cho học tập, nghiên cứu.

Các trang thiết bị của PTN được đầu tư chủ yếu từ ngân sách và chương trình hợp tác quốc tế, đặc biệt là chương trình ODA của Nhật Bản.

Một số thiệt bị chính của Phòng thí nghiệm:

STT

Tên thiết bị/dụng cụ

Chức năng

1

GPS

Phục vụ vẽ bản đồ

2

Tủ sấy

Đo sinh khối khô

3

pH

Đo pH

4

DO

Đo oxy hoà tan

5

EC

Đo độ dẫn điện

6

Độ mặn

Đánh giá diễn biến mặn, xâm nhập mặn

7

Lưới vớt phiêu sinh

Đánh giá đa dạng phiêu sinh vật

8

Gàu Petersen

Thu mẫu động vật đáy

9

Kính hiển vi

Phân tích phiêu sinh vật

10

Ống nhòm

Khảo sát đa dạng chim

11

Thước dây

Khoanh ô đo đếm mật độ sinh vật

  • CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Phòng thí nghiệm Quản lý Môi trường đảm bảo hai chức năng chính là giảng dạy thực hành và hỗ trợ nghiên cứu khoa học.

  • LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG
  1. Giảng dạy lý thuyết và thực hành các học phần như: Quản lý chất lượng môi trường, Quản lý các hệ sinh thái, Thực tập Giáo trình, Luận văn tốt nghiệp,...
  2. Hướng dẫn sinh viên thực tập
  3. Nghiên cứu đánh giá quản lý tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học. Cụ thể phân tích các chỉ số đa dạng sinh học của nhóm sinh vật sẽ được ứng dụng cho công tác bảo tồn tài nguyên sinh học bao gồm duy trì loài sinh vật bản địa song song với công tác quản lý, ngăn chặn sinh vật ngoại lai;
  4. Phân tích đa dạng sinh vật chỉ thị nhóm thủy sinh vật và sinh vật đáy ứng dụng cho việc đánh giá chất lượng môi trường đất, nước…
  5. Hỗ trợ nghiên cứu, phân tích trong các đề tài hợp tác trong và ngoài nước
  6. Lưu trữ mẫu đa dạng sinh học khu vực đồng bằng sông Cửu Long
  • PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN

Phòng thí nghiệm phát triển nguồn nhân lực, thường xuyên cho các cán bộ đi tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn.

Phòng thí nghiệm sẽ tiếp tục tăng cường, bổ sung đầy đủ các thiết bị để phục vụ giảng dạy thực hành môn học và các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn ngành cũng như các lĩnh vực, ngành liên quan khác...

  • HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM

Hướng dẫn sinh viên thực tập

 

Giảng dạy, tập huấn sinh viên

 

 

  • XUẤT BẢN CÁC BÀI BÁO TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

Nguyen Thanh Giao, Huynh Thi Hong Nhien, Truong Hoang Dan. Characteristics of Surface Water Quality and Diversity of Zoobenthos in Water Bodies, An Giang province, Vietnam. Applied Environmental Research, 2021, 43(2):60-76.

Nguyen Thanh Giao and Huynh Thi Hong Nhien. Phytoplankton-Water Quality Relationship in water bodies in the Mekong Delta, Viet Nam. Journal of Applied Environmental Research, 2020, 42(2): 1-12.

Nguyen Thanh Giao and Truong Hoang Dan. Interrelation of Phytoplankton and Water Quality at Bung Binh Thien Reservoir, An Giang Province, Vietnam. Indonesian Journal of Environmental Management and Sustainability, 2020, 4 (4): 110-115.

Nguyễn Thanh Giao, Huỳnh Thị Hồng Nhiên, Trần Ngọc Huy. Đa dạng phiêu sinh thực vật và động vật đáy tại cảng Vịnh Đầm thuộc đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Tập 56, Số 6A (2020): 42-56.

Lê Văn Dũ, Phạm Sỹ Nguyên, Trần Thị Ngọc, Trương Hoàng Đan, Nguyễn Thanh Giao, Phạm Quốc Thái. Đánh giá tính đa dạng phiêu sinh động vật ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau. Tập 55, Số CĐ Môi trường (2019) Trang: 45-52.

Lê Văn Dũ, Nguyễn Thu Thùy Anh, Trương Hoàng Đan, Nguyễn Thanh Giao, Phạm Quốc Thái. Ứng dụng phần mềm Primer đánh giá sự phân bố cá tự nhiên ở vùng đệm Vườn Quốc Gia U Minh Hạ-Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Tập 55, Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2019) (1): 88-94.

Nguyễn Thanh Giao, Dương Văn Ni, Huỳnh Thị Hồng Nhiên. Phân khu chức năng khu bảo tồn dựa vào đa dạng sinh học và môi trường: Trường hợp nghiên cứu tại khu bảo tồn Loài-Sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2021 (2): 113-120.

 

Bộ môn Quản lý Môi trường

Trường Đại học Cần Thơ 

 

Thông báo

Số lượt truy cập

17989168
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
2276
26611
287643
17989168

                                                            Tên đơn vị: Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên - ĐHCT
                                                            Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
                                                            Số điện thoại: (0292) 3831068
                                                            Email: kmttntn@ctu.edu.vn