NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Khoa Môi trường được thành lập khi nào?
Khoa Môi trường vàTài nguyên thiên nhiên được thành lập theo QĐ số 187/QĐ ĐHCT ngày 19/02/2008 của Hiệu trưởng Trường ĐHCT, Khoa MT&TNTN là một trong 20 đơn vị có phụ trách đào tạo tại Trường ĐHCT. Tuy thành lập vào 2008, nhưng lịch sử đào tạo của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên có từ những năm 1996, 1997 với các ngành đào tạo có lịch sử lâu đời như Quản lý đất đai, Kỹ thuật môi trường, Quản lý Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên.
2. Các ngành đào tạo bậc đại học (lĩnh vực môi trường và tài nguyên) tuyển sinh 2021 gồm các ngành nào?
04 ngành bậc đại học:
- Khoa học Môi trường,
- Kỹ thuật Môi trường,
- Quản lý Tài nguyên và Môi trường,
- Quản lý Đất đai,
3.Các ngành học sau đại học tại Khoa Môi trường bao gồm các ngành nào?
Sau khi học xong đại học, sinh viên có thể chọn học tập nâng cao trình độ với một trong các chương trình học sau đại học như sau:
- 04 ngành bậc cao học:
- Khoa học Môi trường
- Quản lý Đất đai
- Kỹ thuật Môi trường
- Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Và 1 chuyên ngành: Biến đổi khí hậu và Quản lý đồng bằng
- 02 ngành bậc tiến sỹ
- Môi trường Đất và Nước
- Quản lý đất đai.
4. Chương trình đào tạo có điểm mới nào?
Chương trình đào tạo tại Khoa MT&TNTN được thiết kế theo hệ thống tín chỉ, 4,5 năm, 150 tín chỉ, với danh hiệu kỹ sư. Chương trình dào tạo cập nhật thường xuyên, tăng cường thực tập, thực tập tại doanh nghiệp và thực hiện dự án.
Chương trình đào tạo được tham khảo từ nhiều chương trình đào tạo tiên tiến trong và ngoài nước với hệ thống các học phần hỗ trợ chặt chẽ; được sắp xếp trong 3 khối kiến thức cơ bản:
- Khối kiến thức cơ bản (2 học kỳ đầu)
- Khối kiến thức cơ sở ngành
- Khối kiến thức chuyên ngành
Thiết kế và quản lý linh hoạt giúp sinh viên có thể theo học cùng lúc 2 ngành, học ngành thứ 2 hoặc liên thông từ chương trình cao đẳng
5. Đội ngũ cán bộ Khoa Môi trường như thế nào?
Đội ngũ cán bộ của khoa có trình độ cao, có năng lực và kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, tốt nghiệp từ các trường có danh tiếng trong và ngoài nước. Hiện nay, Khoa có 52 giảng viên cơ hữu với 30 cán bộ có trình độ tiến sỹ và sau tiến sỹ (với 1 giáo sư, 15 Phó Giáo sư, 15 tiến sỹ; có 15 giảng viên chính). Hơn 60% giảng viên được đào tạo ở các nước tiên tiến.
6. Mục tiêu và nhiệm vụ của Khoa Môi trường.
Nghiên cứu, giảng dạy và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường và tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là bảo tồn đa dạng sinh học, đánh giá chất lượng môi trường, độc tố học môi trường, xử lý nước thải và rác thải đô thị, đánh giá tác động môi trường, quản lý tài nguyên nước, qui hoạch sử dụng đất, ứng dụng mô hình toán, GIS và viễn thám trong qui hoạch và quản lý tài nguyên môi trường, biếnđổi khí hậu,...
7. Vị trí và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp?
Kỹ sư tốt nghiệp các chuyên ngành đào tạo hầu hết có việc làm đúng chuyên ngành. Theo thống kê năm 2020, có hơn 96% kỹ sư tốt nghiệp từ Khoa Môi trường và TNTN đều tìm được việc làm sau 1 năm ra trường. Kỹ sư các chuyên ngành Quản lý Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên có khả năng tư vấn, thiết kế, lập dự án, lập quy hoạch môi trường, quy hoạch và quản lý đất đai, lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường, thiết kế công trình xử lý môi trường (xử lý nước thải, nước cấp, xử lý chất thải,…), lập hồ sơ kiềm kê nguồn thải, thẩm định và đánh giá các dự án có liên quan,…
Các cơ quan làm việc tiêu biểu như Sở Môi trường và Tài nguyên, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Xây dựng, Sở KH Đầu tư, Cảnh sát môi trường, Công ty (Công trình đô thị, cấp thoát nước, Tư vấn thiết kế công nghệ Môi trường, Đầu tư Xây dựng, Chế biến nông sản/thực phẩm/thủy hải sản, Khai thác chế biến gỗ,…); Ngân hàng, Sàn Giao dịch, Quỹ đầu tư Phát triển, Các BQL dự án, Trường đại học, Viện nghiên cứu, TT nghiên cứu,…
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học tập nâng cao trình độ tại Khoa, du học thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.
8. Các Phương pháp giảng dạy có đổi mới và tiên tiến?
Phương pháp giảng dạy học tích cực, tiến bộ và đa dạng được sử dụng lồng ghép hợp lý theo từng chương trong học phần/môn học. Một số phương pháp giảng dạy tích cực được áp dụng như: phương pháp vấn đáp, lấy người học làm trung tâm; đặt và giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm; động não nhằm kích thích khả năng tự học, sang tạo của sinh viên giúp các em đủ tự tin tranh luận, thảo luận, và linh hoạt giải quyết công việc sau này.
Ngoài ra, SV còn có cơ hội triển khai và cọ xát thực tế trong thực hiện Luận văn tốt nghiệp khi tham gia các chương trình nghiên cứu ứng dụng thực tiễn từ các đề tài nghiên cứu quốc tế hoặc trong nước giúp họ tích luỹ kinh nghiệm, trao dồi kiến thức thực tế, tự tin triển khai các ý tưởng nghiên cứu vận dụng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
9. Cơ hội và lợi ích khi tham gia học tập tại Khoa Môi trường?
Học tập và làm việc tại Khoa Môi trường & TNTN, sinh viên có nhiều cơ hội:
- Có thể theo học cùng lúc 2 ngành đào tạo đại học, học thêm ngành đại học thứ 2 hoặc học chương trình liên thông từ hệ cao đẳng. Thiết kế chương trình đào tạo linh hoạt phù hợp với năng lực của mình;
- Có cơ hội rèn luyện vào trao dồi kiến thức thực tiễn khi tham gia thực hiện đề tài cùng giảng viên
- Đề xuất và thực thi ý tưởng nghiên cứu khoa học trong sinh viên
- Trao dồi kỹ năng ngoại ngữ với sinh viên và chuyên gia nước ngoài đến thực tập và làm việc tại Khoa
- Sinh viên có cơ hội trao đổi sinh viên tại các trường đại học trong khu vực (Nhật, Thái Lan, Đài Loan,…)
- Học tập và nâng cao trình độ với các bậc sau đại học tại Khoa; nắm bắt cơ hội du học ở các Trường đối tác
10. Các nguồn Học bổng – hỗ trợ học tập như thế nào?
Sinh viên giỏi, sinh viên vượt khó trong học tập có cơ hội nhận được học bổng khuyến khích học tập từ các nguồn học bổng Thời báo kinh tế Sài Gòn – PNJ, HB Lương Định Của – Hội khuyến học Sóc Trăng, HB Sổ số kiến thiết tỉnh An Giang, HB Đồng hành Đài Loan, HB Đam Cà Mau – Hạt Ngọc Mùa vàng, Học bổng KOVA, Học bổng TOYOTA, HB Vallet, HB Lương Văn Can – Quỹ hỗ trợ Tài năng trẻ,…). Bên cạnh đó, các hoàn cảnh khó khăn còn được hỗ trợ vay tiền trang trải trong thời gian học tập (Ngân hàng NN&PTNT).
11. Các sân chơi lành mạnh nào cho sinh viên bên cạnh hoạt động học?
Sinh viên học tập tại Khoa còn được tạo điều kiện vui chơi, rèn luyện sức khoẻ và kỹ năng. Sinh viên các khối ngành được tham gia các hoạt động Đoàn thanh niên, Hội đồng hương, Hội sinh viên hoặc các Câu lạc bộ học thuật, vui chơi,… Trong đó, Hoạt động Đoàn thanh niên là một trong những hoạt động tiêu biểu và thu hút với nhiều hoạt động đa dạng và sân chơi bổ ích như: Thanh niên tình nguyện hè - mùa hè xanh, thăm viếng bà mẹ VN anh hùng; Hội diễn văn nghệ, Hội thao, Hội trại,… với nhiều hoạt động đa dạng giúp sinh viên tích luỹ thêm kinh nghiệm, kỹ năng sống và làm việc trong môi trường năng động, cạnh tranh. Sinh viên được tạo điều kiện phát triển các kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tham gia các hoạt động tình nguyện hướng về cộng đồng,…
Bên cạnh đó, sinh viên có cơ hội giao lưu với các đơn vị trong nước và ngoài nước, tham gia trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài. Sinh viên có thể tham gia hoặc chủ trì các Câu lạc bộ chuyên ngành nhằm hỗ trợ nhau trong học tập và giúp tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm, …
- Giới thiệu về đào tạo Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên
- Clip - Tuyển sinh 2021_Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ.
- Các ngành đào tạo đại học tuyển sinh 2021.
- Phương thức tuyển sinh năm 2021.
- Các ngành đào tạo sau đại học chính quy năm 2021.
- Các ngành đào tạo tiến sỹ 2021.
- Các câu hỏi thường gặp.
- Vị trí việc làm các ngành đào tạo Lĩnh vực Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên sau khi ra trường.
- Các thông tin hữu ích cho học sinh/sinh viên
- Chương trình tặng thưởng cho tân sinh viên khóa 46 có hoàn cảnh khó khăn năm học 2020 ngành Khoa học Môi trường và ngành Kỹ thuật Môi trường .
- Chương trình tặng thưởng dành cho tân sinh viên khóa 46 năm học 2020 - 2021.
- The 11th International Forum on Green Technology and Management (IFGTM 2021) - Green Pathways towards a Sustainable Future.
- The international conference “Multi-Disciplinary Approach in Environment Protection for Sustainable Development” The 2nd announcement
- The international conference “Multi-Disciplinary Approach in Environment Protection for Sustainable Development”
- Format abstract hội thảo.
- Unearthing the ripple effects of power and resilience in large river deltas
- Reduction of silver nanoparticle toxicity affecting ammonia oxidation using cell entrapment technique
- Water quality modelling of the Mekong River basin: Climate change and socioeconomics drive flow and nutrient flux changes to the Mekong Delta
- Practical modelling of tidal propagation under fluvial interaction in the Mekong Delta
- Practical modelling of tidal propagation under fluvial interaction in the Mekong Delta
- The international conference “Multi-Disciplinary Approach in Environment Protection for Sustainable Development”
- Thông báo V/v gia hạn thời gian nộp bài toàn văn tham dự Hội thảo khoa học về “Bảo vệ Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên thích ứng với biến đổi khí hậu”
- Thông báo lần thứ 1 Hội thảo khoa học về “Bảo vệ Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên thích ứng với biến đổi khí hậu”
- Hướng dân viết bài tác giả.
- Phiếu đăng ký tham gia buổi họp mặt 10 năm thành lập Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Cần Thơ
- Bản Tin Bảo vệ luận án TS cấp Trường NCS Đinh Diệp Anh Tuấn
- Thông báo tuyển dụng nhân sự của Trung tâm phát triển quỹ đất Trà Vinh
- Tập huấn các nội dung hướng dẫn Phòng cháy Chữa cháy năm 2021.
- Hoạt động Kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27.7.2020
- Estimating The Criteria Affected To Agricultural Production: A Case Of Chau Thanh District , VietNam.
- Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2021 đợt 1
- Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ năm 2021 đợt 1
- Thông báo chuyển đổi phòng học các học phần đã xếp tại phòng 401/D2
- Thông báo mở khóa thi cấp chứng nhận Anh văn B1 dành cho học viên cao học của Trường, đợt thi ngày 23/8/2020
- Danh mục ngành đúng ngành gần năm 2020