Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

 1. Khoa Môi trường được thành lập khi nào?
Khoa Môi trường vàTài nguyên thiên nhiên được thành lập theo QĐ số 187/QĐ ĐHCT ngày 19/02/2008 của Hiệu trưởng Trường ĐHCT, Khoa MT&TNTN là một trong 20 đơn vị có phụ trách đào tạo tại Trường ĐHCT. Tuy thành lập vào 2008, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên quản lý các ngành đào tạo có lịch sử lâu đời từ 1996, 1997 như Quản lý đất đai, Kỹ thuật môi trường, Quản lý Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên.
2. Các ngành đào tạo bậc đại học (lĩnh vực môi trường và tài nguyên) tuyển sinh 2022 gồm các ngành nào?
 05 ngành bậc đại học:
     1. Khoa học Môi trường,
     2. Kỹ thuật Môi trường,
     3. Quản lý Tài nguyên và Môi trường,
     4. Quản lý Đất đai,
     5. Kỹ thuật Cấp thoát nước.
3. Các ngành học sau đại học tại Khoa Môi trường bao gồm các ngành nào?
 Sau khi học xong đại học, sinh viên có thể chọn học tập nâng cao trình độ với một trong các chương trình học sau đại học như sau:
 - 04 ngành bậc cao học: 
     1. Khoa học Môi trường
     2. Quản lý Đất đai
     3. Kỹ thuật Môi trường
     4. Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu và Quản lý đồng bằng
 - 02 ngành bậc tiến sỹ
     1. Môi trường Đất và Nước
     2. Quản lý đất đai.
4. Chương trình đào tạo có điểm mới nào?
Chương trình đào tạo tại Khoa MT&TNTN được thiết kế theo hệ thống tín chỉ, 4,5 năm, 161 tín chỉ, với danh hiệu  kỹ sư. Chương trình dào tạo cập nhật thường xuyên, tăng cường thực tập, thực tập tại doanh nghiệp và thực hiện dự án.

Chương trình đào tạo được tham khảo từ nhiều chương trình đào tạo tiên tiến trong và ngoài nước với hệ thống các học phần hỗ trợ chặt chẽ; được sắp xếp trong 3 khối kiến thức cơ bản:
     1. Khối kiến thức cơ bản (2 học kỳ đầu)
     2. Khối kiến thức cơ sở ngành
     3. Khối kiến thức chuyên ngành
 Thiết kế và quản lý linh hoạt giúp sinh viên có thể theo học cùng lúc 2 ngành, học ngành thứ 2 hoặc liên thông từ chương trình cao đẳng

5. Đội ngũ cán bộ Khoa Môi trường như thế nào?
Đội ngũ cán bộ của khoa có trình độ cao, có năng lực và kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, tốt nghiệp từ các trường có danh tiếng trong và ngoài nước. Hiện nay, Khoa có 49 giảng viên cơ hữu với 33 cán bộ có trình độ tiến sĩ và sau tiến sĩ (với 1 giáo sư, 13 Phó Giáo sư). Hơn 60% giảng viên được đào tạo ở các nước tiên tiến.

6. Mục tiêu và nhiệm vụ của Khoa Môi trường.
Nghiên cứu, giảng dạy và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường và tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là bảo tồn đa dạng sinh học, đánh giá chất lượng môi trường, độc tố học môi trường, xử lý nước thải và rác thải đô thị, đánh giá tác động môi trường, quản lý tài nguyên nước, qui hoạch sử dụng đất, ứng dụng mô hình toán, GIS và viễn thám trong qui hoạch và quản lý tài nguyên môi trường, biến đổi khí hậu,...
7. Vị trí và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp?
Kỹ sư tốt nghiệp các chuyên ngành đào tạo hầu hết có việc làm đúng chuyên ngành. Theo thống kê năm 2021, có khoảng 90% kỹ sư tốt nghiệp từ Khoa Môi trường và TNTN đều tìm được việc làm sau 1 năm ra trường. Kỹ sư các chuyên ngành Quản lý Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên có khả năng tư vấn, thiết kế, lập dự án, lập quy hoạch môi trường, quy hoạch và quản lý đất đai, lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường, thiết kế công trình
xử lý môi trường (xử lý nước thải, nước cấp, xử lý chất thải,…), lập hồ sơ kiềm kê nguồn thải, thẩm định và đánh giá các dự án có liên quan,…
Các cơ quan làm việc tiêu biểu như Sở Môi trường và Tài nguyên, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Xây dựng, Sở KH Đầu tư, Cảnh sát môi trường, Công ty (Công trình đô thị, cấp thoát nước, Tư vấn thiết kế công nghệ Môi trường, Đầu tư Xây dựng, Chế biến nông sản/thực phẩm/thủy hải sản, Khai thác chế biến gỗ,…); Ngân hàng, Sàn Giao dịch, Quỹ đầu tư Phát triển, Các BQL dự án, Trường đại học, Viện nghiên cứu, TT nghiên cứu,…
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học tập nâng cao trình độ tại Khoa, du học thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.

8. Các Phương pháp giảng dạy có đổi mới và tiên tiến?
 Phương pháp giảng dạy học tích cực, tiến bộ và đa dạng được sử dụng lồng ghép hợp lý theo từng chương trong học phần/môn học. Một số phương pháp giảng dạy tích cực được áp dụng  như: phương pháp vấn đáp, lấy người học làm trung tâm; đặt và giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm; động não nhằm kích thích khả năng tự học, sang tạo của sinh viên giúp các em đủ tự tin tranh luận, thảo luận, và linh hoạt giải quyết công việc sau này.
Ngoài ra, SV còn có cơ hội triển khai và cọ xát thực tế trong thực hiện Luận văn tốt nghiệp khi tham gia các chương trình nghiên cứu ứng dụng thực tiễn từ các đề tài nghiên cứu quốc tế hoặc trong nước giúp họ tích luỹ kinh nghiệm, trao dồi kiến thức thực tế, tự tin triển khai các ý tưởng nghiên cứu vận dụng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, các phương pháp giảng dạy và thảo luận trực tuyến còn được thực hiện trong thời gian Giãn cách xã hội (Covid-19) hoặc trong các điều kiện thích hợp.
9. Cơ hội và lợi ích khi tham gia học tập tại Khoa Môi trường?
Học tập và làm việc tại Khoa Môi trường & TNTN, sinh viên có nhiều cơ hội:
     1. Có thể theo học cùng lúc 2 ngành đào tạo đại học, học thêm ngành đại học thứ 2 hoặc học chương trình liên thông từ hệ cao đẳng. Thiết kế chương trình đào tạo linh hoạt phù hợp với năng lực của mình;
     2. Có cơ hội rèn luyện vào trao dồi kiến thức thực tiễn khi tham gia thực hiện đề tài cùng giảng viên
     3. Đề xuất và thực thi ý tưởng nghiên cứu khoa học trong sinh viên
     4. Trao dồi kỹ năng ngoại ngữ với sinh viên và chuyên gia nước ngoài đến thực tập và làm việc tại Khoa
     5. Sinh viên có cơ hội trao đổi sinh viên tại các trường đại học trong khu vực (Nhật, Thái Lan, Đài Loan,…)
     6. Học tập và nâng cao trình độ với các bậc sau đại học tại Khoa; nắm bắt cơ hội du học ở các Trường đối tác
10. Các nguồn Học bổng – hỗ trợ học tập như thế nào?
Sinh viên giỏi, sinh viên vượt khó trong học tập có cơ hội nhận được học bổng khuyến khích học tập từ các nguồn học bổng Thời báo kinh tế Sài Gòn – PNJ, HB Lương Định Của – Hội khuyến học Sóc Trăng, HB Sổ số kiến thiết tỉnh An Giang, HB Đồng hành Đài Loan, HB Đam Cà Mau – Hạt Ngọc Mùa vàng, Học bổng KOVA, Học bổng TOYOTA, HB Vallet, HB Lương Văn Can – Quỹ hỗ trợ Tài năng trẻ,…). Bên cạnh đó, các hoàn cảnh khó khăn còn được hỗ trợ vay tiền trang trải trong thời gian học tập (Ngân hàng NN&PTNT).
11. Các sân chơi lành mạnh nào cho sinh viên bên cạnh hoạt động học?

 Sinh viên học tập tại Khoa còn được tạo điều kiện vui chơi, rèn luyện sức khoẻ và kỹ năng. Sinh viên các khối ngành được tham gia các hoạt động Đoàn thanh niên, Hội đồng hương, Hội sinh viên hoặc các Câu lạc bộ học thuật, vui chơi,… Trong đó, Hoạt động Đoàn thanh niên là một trong những hoạt động tiêu biểu và thu hút với nhiều hoạt động đa dạng và sân chơi bổ ích như: Thanh niên tình nguyện hè - mùa hè xanh, thăm viếng bà mẹ VN anh hùng; Hội diễn văn nghệ, Hội thao, Hội trại,… với nhiều hoạt động đa dạng giúp sinh viên tích luỹ thêm kinh nghiệm, kỹ năng sống và làm việc trong môi trường năng động, cạnh tranh. Sinh viên được tạo điều kiện phát triển các kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tham gia các hoạt động tình nguyện hướng về cộng đồng,… 
Bên cạnh đó, sinh viên có cơ hội giao lưu với các đơn vị trong nước và ngoài nước, tham gia trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài. Sinh viên có thể tham gia hoặc chủ trì các Câu lạc bộ chuyên ngành nhằm hỗ trợ nhau trong học tập và giúp tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm, …

Thông báo

Số lượt truy cập

15917733
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
8691
131745
131745
15917733

                                                            Tên đơn vị: Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên - ĐHCT
                                                            Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
                                                            Số điện thoại: (0292) 3831068
                                                            Email: kmttntn@ctu.edu.vn